Thăm dò ý kiến
Nhận xét của bạn về cổng thông tin điện tử Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch



Liên kết website
Số người truy cập
Online:  11 người
Lượt truy cập :  495120 lượt
 
Vải thiều tấp nập đi châu Âu

Là tiêu đề bài viết của tác giả Lê Bền đăng trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 26/06/2018, 07:45 (GMT+7). Nội dung bài viết nói về hành trình của vải thiều Việt Nam xâm nhập các thị trường khó tính trên thế giới mà cụ thể là Châu Âu. Độc giả có thể theo dõi qua đường link: https://nongnghiep.vn/vai-thieu-tap-nap-di-chau-au-post221223.html

 Tranh thủ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Nga, các DN xuất khẩu trái cây của Việt Nam đang khẩn trương đẩy mạnh XK vải thiều sang thị trường EU. Quả vải Việt Nam đang rất thu hút khách hàng, được các đối tác đón nhận tích cực.

16-35-34_vt

Sơ chế, tuyển chọn vải thiều XK sang châu Âu tại HTX Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang)

Vụ vải thiều năm nay, Cty Cổ phần Otas Global (Hà Nội) lần đầu tiên tham gia liên kết với HTX Nông nghiệp Hồng Giang (xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) xây dựng chuỗi quản lí khép kín từ SX tới sơ chế bảo quản phục vụ XK tại vùng vải thiều SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP của HTX.

Toàn bộ diện tích vải SX theo GlobalGaAP theo đó đã được “số hóa” về dữ liệu quản lí SX rất chặt chẽ, có hệ thống camera giám sát ngay tại đồng ruộng, đồng thời đảm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và không tồn dư thuốc BVTV. Năm nay, Cty Cổ phần Otas Global đặt mục tiêu đưa vải thiều Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Úc... Trong đó, DN này đặt trọng tâm nhất vào thị trường Châu Âu bởi ngày hội bóng đá đang diễn ra tại Nga chính là cơ hội lớn cho quả vải Việt Nam.

https://image.nongnghiep.vn/upload/2018/6/25/hg-6145344770.JPG

Khách nước ngoài tham quan vải thiều tại HTX Hồng Giang (Lục Ngạn - Bắc Giang)

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Cty Cổ phần Otas Global cho biết đến thời điểm này, đã có 2 lô vải thiều của HTX Hồng Giang được DN này XK sang Mỹ và EU bằng đường hàng không. Theo đó, cả 2 lô XK thí điểm đều được bảo quản một cách an toàn, đảm bảo độ tươi ngon khi đưa ra phân phối tại các hệ thống siêu thị. “Bạn hàng phản hồi rất tích cực, nhất là đối tác tại thị trường Châu Âu, họ đang có nhu cầu tiếp tục đặt thêm các lô hàng mới với số lượng khoảng 40 tấn/tuần” – ông Minh phấn khởi cho biết.

Theo ông Minh, do phí vận tải đường bay trực tiếp từ Việt Nam sang EU hiện nay quá đắt đỏ, vì vậy để quả vải Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá bán so với vải của Thái Lan và Trung Quốc, DN này đã phải sử dụng dịch vụ vận chuyển của một hãng hàng không Singapore. Các lô vải XK sẽ xuất hành từ Sân bay Nội Bài, sau đó dừng lại ở Singapore, tiếp theo sẽ được chuyển tới Amsterdam của Hà Lan, và từ đây tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ tới Ba Lan, Đức, Nga... Thời gian để quả vải Việt Nam đến được tay người tiêu dùng Châu Âu mất khoảng 4-5 ngày. Trong chuỗi hành trình này, container lạnh bảo quản quả vải sẽ được giám sát chi tiết về vị trí, nhiệt độ lưu giữ đảm bảo luôn ổn định từ 10-15 độ C. “Hiện đối tác XK của chúng tôi có hệ thống phân phối với khoảng 10 nghìn siêu thị khắp Châu Âu, hiện đang là mùa World cup nên các mặt hàng trái cây nói chung tiêu thụ rất lớn, nhất là tại Nga” – ông Minh cho biết.

Hành trình để quả vải Lục Ngạn sang được tay người tiêu dùng Châu Âu không hề đơn giản. Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ XK sang EU phải được các đối tác NK kiểm tra hệ thống quản lí SX và chấp nhận về phần mềm giám sát SX theo chuẩn Otas. Để đảm bảo cho quả vải có thể kéo dài thời gian bảo quản, năm nay, Cty đã phối hợp với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) đưa vào vận hành dây chuyền sơ chế, bảo quản quả vải thiều tại HTX Hồng Giang. Dây chuyền công nghệ sơ chế này có thể giúp quả vải giữ được mẫu mã, chất lượng trong vòng 30 ngày.

16-35-34_dsc_0276

Ảnh: L.B

Ngoài việc lô vải XK phải đảm bảo đúng vùng trồng, quả vải trước khi đưa vào hệ thống sơ chế bảo quản phải được tuyển chọn từng quả một để đảm bảo không lẫn quả dập nát, nhất là sâu đục cuống. Bởi theo quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV) của EU, chỉ cần phát hiện 2 quả vải/lô hàng có sâu đục cuống thì lô hàng sẽ bắt buộc bị trả về. Để đảm bảo lô hàng không dính dư lượng thuốc BVTV, trước khi XK, DN buộc phải gửi trước mẫu quả cho cơ quan KDTV của nước NK kiểm tra dư lượng một số hoạt chất BVTV quan trọng. Bên cạnh đó năm nay, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) cũng đã chỉ đạo đơn vị trực thuộc hỗ trợ DN xuất khẩu vải thiều trong việc phân tích dư lượng thuốc BVTV đối với các lô vải thiều trước khi XK.

Được biết ngoài Cty Cổ phần Otas Global, một “ông lớn” khác về XK trái cây tại phía Nam là Cty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu cũng đang phối hợp với HTX Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) tăng cường XK quả vải sang thị trường Mỹ và EU. Theo quy định, các lô vải XK đi Mỹ vẫn phải thực hiện bắt buộc chiếu xạ, do cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội hiện chưa được phía Mỹ công nhận nên các lô vải XK sang Mỹ phải chuyển vào chiếu xạ tại phía Nam. Cty Chánh Thu đang lên kế hoạch XK vải bằng đường biển sang Mỹ để giảm chi phí vận tải.

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/6/25/dscf2225-1.JPG

Ảnh: L.B

 

Phải tuân theo quy trình SX một cách nghiêm ngặt, đổi lại, quả vải SX theo GlobalGAP tại HTX Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) sẽ được các DN thu mua với giá cao vượt trội so với mặt bằng chung. Cụ thể, hiện Cty Cổ phần Otas Global thu mua cho nông dân trong vùng trồng vải XK với giá cố định 27.000 đ/kg.

Anh Phạm Văn Thuần, một hộ dân của HTX Hồng Giang phấn khởi cho biết, năm nay gia đình anh có khoảng 60 gốc vải trong vùng trồng phục vụ XK theo quy trình GlobalGAP, với sản lượng khoảng 3 tấn, anh thu về gần 100 triệu đồng.

“So với bán cho thương lái ngoài chợ, các Cty thu mua để XK sang Châu Âu, Mỹ luôn cao hơn từ 7-10 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, số lượng các Cty thu mua còn khá hạn chế, nếu đẩy mạnh được lớn hơn nữa thì rất tốt” – anh Thuần nói.

 

Theo tiết lộ của Cty Cổ phần Otas Global, ngoài giá thu mua vải cho nông dân 27.000 đ/kg, cộng với phí phân loại, sơ chế bảo quản, đóng gói... thì giá thành 1kg vải thiều trước khi lên đường XK sẽ vào khoảng gần 40 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh đó, phí vận tải đường hàng không sang Châu Âu hiện trung bình lên tới khoảng xấp xỉ 3USD/kg. Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là tỉ lệ lượng vải bị hỏng, thối, nhất là sâu đục quả còn khá lớn. Cụ thể theo DN này, tỉ lệ sâu đục quả vải khá lớn, nếu cộng cả quả thối, dập nát nữa thì có lô tỉ lệ hao hụt sau khi tuyển chọn phân loại lên tới 30%.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, tỉ lệ sâu đục cuống quả khá cao của mùa vải năm nay cũng khiến việc XK của một số DN gặp rất nhiều khó khăn. Được biết, đã có một số lô hàng vải buộc phải ngừng NK sau khi cơ quan KDTV của Cục BVTV kiểm tra và phát hiện có tỉ lệ sâu đục cuống quả không đạt yêu cầu.

LÊ BỀN

  • Gửi mail cho bạn bè
  •     
  • In trang này ra giấy
  •     
  • Đưa ra file pdf
  •     
 
Các tin khác:
 
Đăng nhập
A value is required.
A value is required.
 
 
# Thời tiết
Thứ tư, 09 / 10 / 2024
# Giá vàng
 

# Tỷ giá