Thăm dò ý kiến
Nhận xét của bạn về cổng thông tin điện tử Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch



Liên kết website
Số người truy cập
Online:  24 người
Lượt truy cập :  495089 lượt
 
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN RAU QUẢ, THỦY SẢN, NGŨ CỐC CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH



 

Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn 2045, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những khâu đột phá chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội

TS. Lê Hà Hải, ThS. Cao Đăng Đáng, ThS. Mai Phương Bắc

Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

I. Đặt vấn đề

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động hiệu quả của các Doanh nghiệp NVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến bảo quản rau quả, thủy sản, ngũ cốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt nam đang chuẩn bị chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2045, chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới sẽ chú trọng vào đổi mới mô hình phát triển, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả, chất lượng, và bền vững hơn. Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp NVV, Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ doanh nghiệp NVV và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 Quy định chi tiết một số điêu Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

   Trong chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện năm 2021, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao triển khai 15 khóa đào tạo trực tiếp tại các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến bảo quản rau quả, thủy sản, ngũ cốc tại 04 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hải Dương, Cao Bằng theo Quyết định số 697/QĐ-BNN-QLDN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và giao nhiệm vụ “ Hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

II. Kết quả hoạt động hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực trực tiếp tại DNNVV năm 2021 của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

1. Việc đăng tải kế hoạch đào tạo năm trên Cổng/Trang thông tin của đơn vị

   Thực hiện Quyết định số 697/QĐ –BNN-QLDN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và giao nhiệm vụ “ Hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” năm 2021, Ngày 10/5/2021 Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã có Thông báo số 119/TB-VCĐ về việc mở 15 khoá đào tạo trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực bảo quản, chế biến rau củ quả, thuỷ sản, ngũ cốc năm 2021 tại các tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và đăng tải trên webside của Viện tại địa chỉ http://www.viaep.org.vn

2. Kết quả triển khai thực hiện

         2.1. Đối tượng đào tạo: Đối tượng đào tạo là Cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực bảo quản, chế biến rau quả, thủy sản, ngũ cốc thuộc tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, Quảng Ninh, Khánh Hòa (Công ty cổ phần AMEII Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương; Doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Hương Dương; Công ty cổ phần sản xuất, thương mại AGRICOCông ty TNHH NLN Hà Quảng; Công ty cổ phần Khánh Hạ;Công ty TNHH MTV Newstar; Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Chính Hữu; Công ty Cổ phần Đạt Minh Hà; Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Sao Việt; Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hạ Long; Công ty cổ phần tư vấn đầu tư XD Thành NamCông  ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ POMGROUP; Công  ty TNHH Yến sào FLY; Công ty TNHH MTV Khánh Hòa Food; Công  ty TNHH  Dịch Vụ Thương Mại và Sản Xuất Hoàng Kim).

2.2. Phương thức và lĩnh vực đào tạo: Các Khóa Đào tạo được thực hiện trực tiếp tại các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau quả, thủy sản, ngũ cốc.

2.3. Nội dung đào tạo: Theo quyết định số 697/QQĐ-BNN-QLDN ngày 08/02/2021 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Kế hoạch và giao nhiệm vụ “ Hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” năm 2021. Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã triển khai cụ thể thành các bộ tài liệu đào tạo cho các khóa đào tạo:Công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế bảo quản vải nhãn; Công nghệ và dây chuyền thiết bị sơ chế, bảo quản quả có múi;Ứng dụng chế phẩm Công nghệ sinh học trong bảo quản rau quả; Công nghệ và dây chuyền thiết bị sơ chế, bảo quản rau củ; Công nghệ và dây chuyền thiết bị sơ chế, bảo quản xoài, thanh long; Công nghệ và dây chuyền thiết bị sấy, chế biến rau quả; Công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản, chế biến thủy hải sản; Công nghệ và dây chuyền thiết bị sơ chế, bảo quản ngũ cốc và các chuyên đề theo yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

2.4. Kết quả triển khai các khóa đào tạo 

   Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành đã chủ trì,tham gia các đề tài dự án khoa học công nghệ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong thời gian từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021 đã triển khai và hoàn thành 15 khóa đào tạo với số lượng là 225 học viên.

3. Đánh giá kết quả triển khai các khóa đào tạo

3.1. Công tác chuẩn bị khóa đào tạo

- Công tác chiêu sinh: Khi nhận được kế hoạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Tài chính thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng kế hoạch và phối hợp với các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Ban quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp, Sở khoa học và công nghệ, Trung tâm ứng dụng công nghệ, Câu lạc bộ khởi nghiệp doanh nghiệp, các doanh nghiệp...v.v  ở các tỉnh được mở khóa đào tạo để chiêu sinh theo công văn chiêu sinh của Viện.

          - Công tác chuẩn bị, in tài liệu: Trước khi mở khóa đào tạo, căn cứ vào số lượng doanh nghiệp và số lượng học viên của các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Dương, Khánh Hòa đăng ký và căn cứ vào dự toán được phê duyệt, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã chuẩn bị, in ấn tài liệu đầy đủ để phục vụ cho các khóa đào tạo.

- Phòng học và các thiết bị hỗ trợ: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã phối hợp với các doanh nghiệp ở các địa phương để chuẩn bị hội trường và các thiết bị cần thiết (máy chiếu, thiết bị âm thanh, điều hòa, . . .) phục vụ cho các khóa đào tạo. Địa điểm hội trường được đặt tại các doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của học viên.

3.2. Công tác triển khai tổ chức khóa đào tạo

- Trước khi khai giảng khóa đào tạo, cán bộ quản lý khóa đào tạo tổ chức liên hệ đón tiếp học viên, thực hiện các thủ tục đăng ký nhập học, phát tài liệu cho học viên, thông báo đầy đủ với học viên về lịch học, thời gian học, các chế độ hỗ trợ theo quy định, quy chế khóa đào tạo và những điều kiện để được cấp chứng chỉ, . . . Cán bộ quản lý khóa đào tạo thực hiện các hoạt động khai giảng, bế giảng tổng kết mỗi khóa đào tạo.

- Trong suốt quá trình khóa đào tạo diễn ra, cán bộ quản lý khóa đào tạo tiến hành điểm danh vào giữa giờ học của mỗi buổi học, và phát phiếu lấy ý kiến của học viên vào giờ giải lao của buổi học cuối.

Giảng viên là đội ngũ các chuyên gia đầu ngành của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã chủ trì,tham gia các đề tài dự án khoa học công nghệ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào thực tiễn sản xuấtrong lĩnh vực bảo quản, chế biến rau quả, thủy sản, ngũ cốc.

- Ý thức học tập và chấp hành nội quy của học viên: Học viên các khóa đào tạo đều có ý thức học tập rất tốt, tham gia đầy đủ các buổi học, luôn đặt các tình huống và thảo luận với giảng viên những vấn đề liên quan đến nội dung khóa đào tạo để tìm hướng giải quyết áp dụng vào thực tế.

III. Kết luận

- Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã hoàn thành 15 khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp NVV thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hải Dương, Cao Bằng.

         - Các cơ quan quản lý nhà nướcHiểu biết sâu sắc về chủ trương, cơ chế, chính sách và luôn nhiệt tình hướng dẫn về cách xây dựng đề cương, kế hoạch, dự toán…v.v và phương thức tổ chức các khóa đào tạo.

- Các cơ quan, tổ chức ở các tỉnh: Nhiệt tình phối hợp trong công tác chiêu sinh, hỗ trợ cho doanh nghiệp và cơ quan tổ chức các khóa đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp: Luôn tạo điều kiện tốt nhất để triển khai các khóa đào tạo vì các nội dung đào tạo tương đối phù hợp với thực tế và nhu cầu lâu dài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực bảo quản, chế biến rau quả, thủy sản, ngũ cốc.

- Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch được giao tổ chức các khóa đào tạo: Giảng viên là đội ngũ các chuyên gia đầu ngành đã chủ trì, tham gia các đề tài dự án khoa học công nghệ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản, chế biến rau quả, thủy sản, ngũ cốc.

 - Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp nên khó khăn trong khâu tổ chức, một số doanh nghiệp còn e ngại khi triển khai đào tạo cụ thể trong khu sản xuất của doanh nghiệp.

 

  • Gửi mail cho bạn bè
  •     
  • In trang này ra giấy
  •     
  • Đưa ra file pdf
  •     
 
Các tin khác:
 
Đăng nhập
A value is required.
A value is required.
 
 
# Thời tiết
Thứ tư, 09 / 10 / 2024
# Giá vàng
 

# Tỷ giá